Ngày 09/07/2025, tại khách sạn Meliá Hà Nội, tọa đàm cấp cao Banking Leadership Roundtable 2025 với chủ đề “Chiến lược xây dựng hạ tầng dữ liệu linh hoạt và bền vững cho ngành tài chính – ngân hàng Việt Nam” đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự tham dự của hơn 60 lãnh đạo cấp cao từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng nhà nước, Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia, Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) và các ngân hàng lớn: Vietcombank, Agribank, BIDV, Vietinbank, Techcombank, ICBC,… cùng các doanh nghiệp công nghệ dẫn đầu như Hyperlogy và PingCAP.
Đây không chỉ là tọa đàm chuyên môn, mà còn là không gian kết nối chiến lược, định hình tương lai hệ thống dữ liệu ngân hàng Việt Nam trong kỷ nguyên số.

Trước bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, tọa đàm tập trung thảo luận về việc nâng cấp hạ tầng dữ liệu nhằm đáp ứng yêu cầu vận hành liên tục, bảo mật cao và phân tích thời gian thực – những yếu tố đang trở thành tiêu chuẩn bắt buộc trong hoạt động ngân hàng hiện đại.

Tọa đàm cấp cao: Tầm nhìn Chiến lược từ Những Chuyên gia Hàng đầu
Phát biểu khai mạc tại sự kiện, Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhấn mạnh năm 2025 là dấu mốc bản lề khi Luật Dữ liệu – số 60/2024/QH15 – có hiệu lực chính thức từ ngày 01/07/2025, tạo nền tảng pháp lý quan trọng cho việc phát triển và chia sẻ dữ liệu trong toàn hệ thống ngân hàng.
Dữ liệu được xác định là tài nguyên cốt lõi trong tiến trình chuyển đổi số. Hơn 90% giao dịch đã số hóa, đặt ra yêu cầu cấp thiết về nâng cao chất lượng, bảo mật và tích hợp dữ liệu. Việc chuẩn hóa, liên thông và quản trị dữ liệu hiệu quả sẽ là yếu tố nền tảng cho sự phát triển bền vững của ngành ngân hàng.
Nguyễn Quốc Hùng kỳ vọng những chia sẻ tại tọa đàm sẽ góp phần định hình kiến trúc dữ liệu ngành ngân hàng, phù hợp với yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên số và hội nhập sâu rộng.

Bên cạnh đó, tọa đàm còn vinh dự lắng nghe những chia sẻ mang tính định hướng sâu sắc từ các đại diện cấp cao thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ông Lê Hoàng Chính Quang – Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin và ông Lê Anh Dũng – Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán đã mang đến những góc nhìn chiến lược xoay quanh chủ đề hiện đại hóa hạ tầng dữ liệu, đẩy mạnh chuyển đổi số và tăng cường an toàn bảo mật trong toàn ngành.
Các phát biểu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuẩn hóa và làm sạch dữ liệu, hướng tới xây dựng hệ thống dữ liệu đồng bộ, minh bạch toàn ngành. Việc kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia và áp dụng xác thực sinh trắc học được xem là giải pháp then chốt giúp nâng cao bảo mật, phòng chống gian lận, đảm bảo tính chính chủ của tài khoản ngân hàng.
Bên cạnh đó, các ngân hàng cần chủ động đáp ứng các yêu cầu pháp lý mới như Luật Dữ liệu, Thông tư 64/2024 về Open API, hay Nghị định 94/2025 về Fintech Sandbox… nhằm đảm bảo an toàn, minh bạch trong quản trị dữ liệu thời đại số.


Đến với tọa đàm, ông Chu Xuân Vinh – Đồng sáng lập Hyperlogy, với hơn 30 năm kinh nghiệm phát triển hệ thống CNTT trong các lĩnh vực tài chính – ngân hàng, viễn thông và dịch vụ công, đã mang đến phần chia sẻ chuyên sâu về chiến lược Tái kiến trúc hệ thống thanh toán theo mô hình Cloud-Native. Bài phát biểu từ ông Vinh làm nổi bật cách tiếp cận tiên phong nhằm xây dựng hạ tầng dữ liệu linh hoạt, dễ mở rộng, tối ưu chi phí và đảm bảo an toàn bảo mật trong kỷ nguyên số.

Với tầm nhìn công nghệ sắc bén, ông Vinh chỉ ra rằng việc tách bạch tài nguyên, kiểm soát lưu lượng, đơn giản hóa hệ thống và Zero Downtime là yếu tố then chốt để tránh tắc nghẽn giao dịch trong các giai đoạn cao điểm như lễ, Tết. Ông cũng nhấn mạnh hiệu quả của cơ chế hybrid database giúp giảm chi phí vận hành và mô hình DC-DC database nâng cao độ sẵn sàng, hạn chế tối đa tình trạng gián đoạn dịch vụ (Zero Downtime).
Theo đó, ông Vinh cũng chia sẻ kết quả thử nghiệm hệ thống thanh toán sử dụng kiến trúc Microservices trên nền tảng Kubernetes, với lượng tài nguyên cung cấp cho hệ thống thử nghiệm là tương đối nhỏ nhưng hệ thống có thể xử lý đạt mức 600 giao dịch mỗi giây, tốc độ hoàn thành chỉ khoảng 50 mili giây/giao dịch. Những con số này không chỉ cho thấy hiệu năng vượt trội mà còn khẳng định tiềm năng ứng dụng mạnh mẽ trong việc tối ưu vận hành, đảm bảo độ sẵn sàng cao và giảm thiểu gián đoạn dịch vụ trong hoạt động ngân hàng số hiện đại.

Quý vị có thể TẢI TÀI LIỆU về chủ đề “Tái kiến trúc hệ thống thanh toán Ngân hàng với Cloud-Native” TẠI ĐÂY
Bài trình bày của Hyperlogy tại tọa đàm cấp cao Banking Leadership Roundtable 2025 với chủ đề “Tái kiến trúc hệ thống thanh toán Ngân hàng với Cloud-Native”
Tọa đàm cũng ghi nhận nhiều kinh nghiệm thực tiễn từ chuyên gia trong nước và quốc tế. Ông Nguyễn Hưng Nguyên, Phó Tổng Giám đốc NAPAS đã có phần trình bày về nâng cấp hệ thống chuyển tiền để thanh toán xuyên biên giới, một yếu tố then chốt giúp thúc đẩy giao thương và hội nhập kinh tế quốc tế.

Đặc biệt, ông Yea Hong, Giám đốc Quan hệ Khách hàng, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, TiDB bởi PingCAP đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu từ việc triển khai hiện đại hóa hạ tầng dữ liệu cho các Ngân hàng Quốc tế mang lại cái nhìn toàn cầu về thực tiễn ngành.
TiDB là hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL phân tán do PingCAP phát triển, hỗ trợ các doanh nghiệp xử lý dữ liệu quy mô lớn với khả năng mở rộng linh hoạt, truy cập thời gian thực và không ngừng hệ thống. TiDB cho phép tối ưu hiệu suất, đảm bảo độ sẵn sàng cao và tích hợp dễ dàng với các ứng dụng AI. Được các tổ chức toàn cầu như Databricks, Pinterest và Plaid tin dùng, TiDB là giải pháp lý tưởng cho các ngân hàng hiện đại hóa hạ tầng dữ liệu và thích ứng nhanh trong môi trường số.

Phiên thảo luận bàn tròn cấp cao: Xây dựng chiến lược dữ liệu ngân hàng trong kỷ nguyên số
Tâm điểm của CIO Leadership Roundtable 2025 chính là phiên thảo luận bàn tròn cấp cao, được điều phối chuyên nghiệp bởi bà Nguyễn Thùy Dương – Chủ tịch Công ty Cổ phần Tư vấn EY Việt Nam. Với sự tham gia của các lãnh đạo đầu ngành và chuyên gia công nghệ, phiên thảo luận đã đi sâu phân tích những chủ đề trọng yếu, đặt nền móng cho các chiến lược phát triển dữ liệu dài hạn trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

Ba chủ đề chính được đưa ra thảo luận bao gồm:
- Hiện đại hóa kiến trúc dữ liệu ngân hàng: Tập trung vào hiệu năng, an toàn và khả năng tích hợp, liên thông trên quy mô toàn ngành.
- Tối ưu quản trị dữ liệu lớn: Từ khâu thu thập, xử lý đến phân tích, đảm bảo tính bảo mật và tuân thủ pháp lý.
- Chủ động thích ứng trong khai thác dữ liệu: Đổi mới phương pháp ứng dụng dữ liệu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
Ngoài ra, trong khuôn khổ phiên thảo luận, đại diện từ VietinBank, BIDV và Techcombank đã lần lượt chia sẻ quan điểm thực tiễn trước các câu hỏi trọng tâm xoay quanh thách thức và định hướng chiến lược trong kiến tạo kiến trúc dữ liệu hiện đại, bao gồm đầu tư hạ tầng, tích hợp hệ thống kế thừa và khai thác dữ liệu phục vụ chuyển đổi số toàn diện.
Ông Trần Công Quỳnh Lân – Phó TGĐ, Giám đốc Khối CNTT, Giám đốc Khối Dữ liệu & Trí tuệ nhân tạo VietinBank – chia sẻ một số góc nhìn về các yếu tố cần thiết để xây dựng kiến trúc dữ liệu hiệu quả, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của lộ trình đầu tư dài hạn.

Ông Đặng Hải Nhã – Giám đốc Trung tâm Dữ liệu & Phân tích BIDV – trao đổi về những thách thức trong việc tích hợp hệ thống kế thừa và một số nguyên tắc để hiện đại hóa dữ liệu một cách linh hoạt.

Ông Trần Đình Khiêm – Giám đốc Ngân hàng số Techcombank – nêu quan điểm xoay quanh vai trò của dữ liệu trong việc kết nối đa kênh và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.

Tiếp nối phiên thảo luận, bà Nguyễn Ngọc Lan Anh – Giám đốc Công nghệ và Vận hành, Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam chia sẻ về chiến lược tích hợp dữ liệu toàn cầu, trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên được kết nối. Bộ dữ liệu linh hoạt hỗ trợ mở rộng kinh doanh và tuân thủ pháp lý theo từng thị trường.

Đại diện cho khối ngân hàng số, ông Jonas Eichhorst – Tổng Giám đốc Timo Digital Bank by BVBank – chia sẻ về lợi thế và áp lực của ngân hàng số trong khai thác dữ liệu thời gian thực. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của quản trị dữ liệu toàn trình nhằm đảm bảo vận hành linh hoạt, minh bạch và an toàn trong môi trường số.

Tọa đàm cấp cao 2025: Kết nối chiến lược – Nền tảng cho hợp tác dài hạn trong kỷ nguyên dữ liệu
Tọa đàm lãnh đạo ngân hàng cấp cao 2025 không chỉ là diễn đàn chuyên sâu về chiến lược dữ liệu, mà còn là không gian kết nối cấp cao giữa các bên chủ chốt trong ngành tài chính – ngân hàng.
Thông qua các phiên thảo luận, tương tác bên lề và đặc biệt là tiệc tối kết nối trong khuôn khổ buổi tọa đàm, nhiều ý tưởng tiềm năng và mối quan hệ chiến lược đã được khơi mở – góp phần định hình mạng lưới hợp tác dài hạn cho các sáng kiến chuyển đổi dữ liệu ngành ngân hàng trong tương lai.



>>> Đọc thêm: Kỳ lân công nghệ Toss ứng dụng Smart eKYC của Hyperlogy để tăng trưởng đột phá tại thị trường Việt Nam
Hyperlogy – Đối tác hàng đầu cho mọi bài toán chuyển đổi số ngân hàng
Tham gia tọa đàm lãnh đạo ngân hàng cấp cao 2025, Hyperlogy tiếp tục khẳng định vai trò đầu tàu công nghệ, đồng hành cùng ngành ngân hàng Việt Nam trong việc xây dựng hạ tầng số hiện đại, bền vững và thích ứng nhanh với xu thế toàn cầu.
Thành lập từ 2003, với hơn 20 năm kinh nghiệm đồng hành cùng ngành tài chính – ngân hàng, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Ứng dụng Toàn cầu (Hyperlogy Corporation) đã và đang khẳng định năng lực và tầm nhìn của mình qua nhiều dự án lớn cho các tổ chức tài chính – ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam như: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK), Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Bảo Việt,…và nhiều đơn vị uy tín khác.
>>> Đọc thêm: Smart Form giúp ABBank thu hút thêm được hơn 368.000 khách hàng trong năm 2020
Trọng tâm trong hệ sinh thái của Hyperlogy là nền tảng Smart Digital Bank – giải pháp ngân hàng số toàn diện tích hợp các công nghệ cốt lõi như: Smart Form, Smart Booking, Smart eKYC, Smart RM, Smart LOS, Smart Self Service và e-Banking,….Không chỉ là một sản phẩm công nghệ, Smart Digital Bank đóng vai trò là đòn bẩy chiến lược giúp các ngân hàng tái kiến trúc quy trình, tối ưu vận hành và nâng cao trải nghiệm số cho khách hàng trong kỷ nguyên chuyển đổi.

>>> Đọc thêm: Smart Digital Bank của Hyperlogy chinh phục giải thưởng Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam 2025
Tọa đàm CIO Leadership Roundtable 2025 khép lại thành công là một dấu mốc quan trọng không chỉ với ngành tài chính – ngân hàng, mà còn là bước tiến mới cho các công ty công nghệ Việt Nam như Hyperlogy – những đơn vị đang góp phần xây dựng nền móng hạ tầng số bền vững cho tương lai.

Đọc thêm: Khám phá hệ sinh thái Smart Digital Bank của Hyperlogy
Video bản tin về sự kiện trên trang Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam: