Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức tọa đàm về e-KYC

Ngày 18/1/2018, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp cùng ACI Cooperative tổ chức tọa đàm với chủ đề “Những đổi mới về xác định danh tính trong thế giới di động ngày nay”. Tham dự có Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam TS. Nguyễn Toàn Thắng.

Nhận biết khách hàng (KYC) là yêu cầu bắt buộc đối với tổ chức tín dụng đối với khách hàng khi mở mới tài khoản tại ngân hàng. Cùng với sự phát triển của công nghệ và để đơn giản hóa các thủ tục, giấy tờ, tạo thuận lợi cho khách hàng, hiện nay các ngân hàng ở nhiều quốc gia với sự chấp thuận của cơ quan quản lý có thẩm quyền, đã chuyển sang hình thức nhận biết khách hàng qua phương thức điện tử (e KYC) .

Vì vậy, tọa đàm này, với phần trình bày, chia sẻ từ các diễn giả Hàn Quốc nhằm cung cấp các thông tin liên quan đến việc tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng mới trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính và khám phá xác thực danh tính điện tử đê giúp các định chế tài chính tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của ngành mà không gây thêm phiền hà cho khách hàng.

Trong phần trình bày của mình, ông Hong Sik Kim, Chủ tịch Công ty Finnotek – chuyên cung cấp các giải pháp nền tảng để xây dựng hệ thống ngân hàng di động, đã chia sẻ thực tiễn áp dụng eKYC tại các định chế tài chính tại Hàn Quốc. Theo đó, quy trình nhận biết khách hàng qua phương thức điện tử tại các ngân hàng Hàn Quốc bao gồm các bước: Nộp bản sao chứng minh thư – ID (xác nhận tính xác thực), Kiểm tra ID qua bên thứ ba (xác thực qua điện thoại/OTP/ARS); Gọi điện thoại có hình ảnh trực tiếp (video call), sau đó chụp ảnh, kiểm tra danh tính sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt; Xác nhận bằng một tài khoản ngân hàng sẵn có (không bắt buộc); Sử dụng quy trình giao nhận của việc tiếp cận trung gian (VD khi phát hành thẻ ghi nợ, sử dụng người phát thẻ để xác nhận danh tính người xin mở thẻ), sử dụng sinh trắc học, các thông tin khác (địa chỉ, email…) để kiểm tra.

Trên thế giới, có nhiều phương thức xác thực khách hàng phụ thuộc vào bối cảnh luật pháp, môi trường văn hóa xã hội tại từng nước. Hầu hết các công ty tài chính nước ngoài thường có xu hướng sử dụng các biện pháp bổ trợ khác nhau hơn là chỉ dùng một phương thức đơn lẻ.

Việc sử dụng hình thức video call cũng đã được các cơ quan có thẩm quyền của nhiều quốc gia cho phép. Chẳng hạn, ở Đức, Cơ quan giám sát tài chính liên bang đã cho phép sử dụng hình thức xác thực khách hàng bằng video call từ năm 2014, còn ở Hàn Quốc là năm 2015. Ủy ban Basel trong bản hướng dẫn mới vào tháng 2/2016 cũng đã nêu rõ: “Ngân hàng nên xác minh thông tin bằng việc sử dụng ít nhất một trong các phương pháp sau: tiếp xúc với khách hàng qua điện thoại, thư tín hoặc bằng email để xác nhận thông tin được cung cấp sau khi một tài khoản được mở (trong trường hợp điện thoại ngưng kết nối, thư bị trả lại hoặc địa chỉ email sai, cần tiến hành điều tra thêm)”.

Ông Hong Sik Kim cũng chia sẻ các giải pháp cho eKYC, đó là ứng dụng tích hợp cho eKYC sử dụng công nghệ di động; Xác minh danh tính thông qua việc sử dụng và quản lý nhiều loại hình ảnh và dữ liệu tạo ra trong quá trình làm việc trong một cấu trúc hệ thống đơn lẻ; Xác định tính hợp pháp qua video call, chữ ký tay điện tử; Xác thực theo ngữ cảnh; Al robot (sử dụng tư vấn di động dưới hình thức robot trả lời tự đông qua công nghệ máy học); Trung tâm liên lạc (contact center).

Tuy nhiên, ông Kim cũng lưu ý, đối với các tổ chức tín dụng, vấn đề quan trọng nhất vẫn là xác định quy trình, còn công nghệ và giải pháp chỉ là đi theo và có rất nhiều.

Với phần trình bày về blockchain và các ứng dụng của blockchain, TS. Sooyong Park, Giảng viên trường Đại học Sogang, chuyên gia về Fintech đã chia sẻ những thông tin cơ bản về blockchain như vì sao lại có thể tin tưởng vào công nghệ blockchain, các giá trị của blockchain và việc ứng dụng blockchain tại các định chế tài chính Hàn Quốc hiện nay. TS. Park cũng đưa ra một số lời khuyên cho Việt Nam như cần bắt đầu nghiên cứu, đưa ra các dự án thử nghiệm ban đầu có thể ở quy mô nhỏ như dự án về chuyển tiền… để tích lũy kinh nghiệm trước khi thực hiện các dự án lớn. Blockchain vẫn đang ở giai đoạn đầu phát triển, vì vậy đây là cơ hội để nắm bắt, nghiên cứu, tìm hiểu để ứng dụng, tạo ra những bước nhảy vọt, rút ngắn thời gian phát triển và không bị tụt hậu.

Nguồn: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Nhanh chóng nắm bắt nhu cầu chuyển đổi số của các ngành tài chính – ngân hàng – chứng khoán – bảo hiểm, mong muốn tiếp cận nhanh chóng tới những đối tượng khách hàng trẻ, yêu thích công nghệ và có nhu cầu các món tài chính tiêu dùng nhỏ, Hyperlogy đã ứng dụng Sinh trắc học để phát triển nên giải pháp MOBILE eKYC. Khách hàng sẽ không phải đến phòng giao dịch, mà chỉ cần xác thực bằng nhận dạng khuôn mặt, vân tay kết hợp với quét thông tin trên giấy tờ tuỳ thân như CCCD, Bằng lái xe hay Hộ chiếu… trên thiết bị di động cá nhân, dữ liệu trùng khớp, là họ có thể dễ dàng tiếp cận với những món vay tài chính/giao dịch ngân hàng có giá trị nhỏ. MOBILE eKYC có tính ứng dụng cao, xác thực nhanh, nâng cao trải nghiệm người dùng.

Mobile eKYC được Hyperlogy ứng dụng Sinh trắc học nhằm tăng tính xác thực khi khách hàng đăng ký dịch vụ.
Mobile eKYC được Hyperlogy ứng dụng Sinh trắc học nhằm tăng tính xác thực khi khách hàng đăng ký dịch vụ.

Bên cạnh đó, Sinh trắc học cũng là một trong những yếu tố công nghệ nòng cốt được chúng tôi phát triển để xây dựng nên SMART eKYC PLATFORM – nền tảng lõi hình thành lên các hệ sinh thái SMART DIGITAL BANK phục vụ ngành ngân hàng hay SMART DIGITAL GOVERNEMENT phục vụ khối dịch vụ công, và còn rất nhiều hệ sinh thái nữa đang hình thành có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác: Bán lẻ, Bảo hiểm, Chứng khoán, Du lịch…