- 29/09/2021
- Posted by: Đào Nhật Minh
- Category: Công nghệ
Câu hỏi về tương lai đang đặt ra là liệu khi COVID-19 thực sự qua đi, kiểu hành vi cũ sẽ quay trở lại hay thói quen mới sẽ thiết lập vĩnh viễn, thay vì tạm thời như hiện nay? Thực trạng của nhiều nước trên thế giới tại thời điểm này đang chứng minh rằng chúng ta có khả năng sẽ thay đổi hoàn toàn cách sống và làm việc.
COVID-19 đã thay đổi hoàn toàn cách vận hành và làm việc của các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Đối mặt với thảm họa do đại dịch toàn cầu gây ra, chúng ta đã nhanh chóng thích nghi và ứng biến bằng cách dịch chuyển từ phương thức làm việc, gặp mặt trực tiếp sang các hình thức trực tuyến. Nhờ có công nghệ, các cuộc họp, giao lưu, mua sắm trực tuyến, giao dịch điện tử, đăng ký tài khoản, sử dụng các dịch vụ, … đều có thể thực hiện được một cách dễ dàng và nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi.
Đối với ngành ngân hàng, một làn sóng chuyển đổi số đã bắt đầu diễn ra một cách mạnh mẽ
Theo nghiên cứu của RFi Group, nhà cung cấp thông tin chi tiết về dịch vụ tài chính, 71% người tiêu dùng trên toàn cầu hiện đang sử dụng các kênh ngân hàng kỹ thuật số hàng tuần – tăng 3% so với cùng kỳ năm trước – trong khi mức sử dụng hàng ngày tăng 6% trong cùng thời kỳ.
COVID không gây ra sự chuyển đổi kỹ thuật số, mà chỉ đơn giản là đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số khi mà ngày càng nhiều người sử dụng hệ sinh thái số như một phần tất yếu trong cuộc sống của họ. Thực tế, sự chuyển hướng từ việc sử dụng tiền mặt sang phương thức thanh toán trực tuyến, mở tài khoản, kiểm tra tài khoản, thực hiện các giao dịch qua internet đã được các ngân hàng xây dựng dần dần trong nhiều năm trở lại đây.
Với sự phổ biến ngày càng gia tăng của các dịch vụ trực tuyến, ngành ngân hàng cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt để đáp ứng được các yêu cầu các khách hàng 24/7. Bên cạnh việc xây dựng hệ thống đa kênh (omni-channel), quản lý hệ thống và đồng nhất dữ liệu để thông tin xuyên suốt, đem lại trải nghiệm liền mạch cho khách hàng cũng là bài toán lớn mà công cuộc số hóa ngân hàng đang đặt ra.
CEO ngân hàng ABBank, ông Lê Hải, chia sẻ với CafeF về ứng dụng SmartForm của Hyperlogy đã giúp ABBank thu hút thêm 368.000 khách hàng mới trong năm 2020 ngay khi vừa triển khai hệ thống này.
Tại Việt Nam, các ngân hàng “không tiếp xúc” đã bắt đầu tiếp cận được với phần đông khách hàng tại các thành phố lớn. Hơn nữa, ngân hàng còn hướng đến xây dựng mô hình ngân hàng số tự phục vụ (self-service) là hướng đi chủ đạo trong tương lai.
Đọc thêm: Hyperlogy triển khai thành công Kiosk Smart Self Service (Smart Kiosk) cho HDBank
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, cuộc đua ngân hàng số đã và đang diễn ra khá sôi nổi tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh phải thay đổi thói quen từ sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, thanh toán, dịch vụ… nhằm thích nghi với chống dịch COVID-19. Nhờ số hóa, các dịch vụ ngân hàng đã len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống, kết hợp với các lĩnh vực, ngành nghề để xây dựng hệ sinh thái thông minh, toàn diện.
Cơ hội rộng mở cho ngành ngân hàng hậu giãn cách xã hội
Xu hướng tiêu dùng đang hướng đến sự tiện lợi và đặc biệt là không cần tiếp xúc để đảm bảo an toàn sức khỏe. Các ngân hàng cần nhanh chóng dịch chuyển cán cân sang mô hình kinh doanh trực tuyến, thực hiện chuyển đổi số để cung cấp các dịch vụ tiện ích cho khách hàng tại bất cứ nơi đâu, vào bất kỳ thời điểm nào, đồng thời, nâng cao hiệu quả làm việc, tiết kiệm chi phí để nâng cao vị thế cạnh tranh, đón đầu xu thế tiêu dùng của tương lai.
Với thế mạnh và tầm nhìn của một công ty công nghệ lớn trong lĩnh vực ngân hàng số, gần 10 năm trở lại đây Hyperlogy đã tập trung ứng dụng nhiều công nghệ cao như AI, Machine Learning, Biometrics, eKYC,… để xây dựng thành công một Hệ sinh thái Ngân hàng số SMART DIGITAL BANK với các giải pháp công nghệ hiện đại như SmartForm, Smart Self Service, Smart Booking, Smart RM, Smart eKYC,… đáp ứng được nhu cầu khắt khe của các hệ thống nghiệp vụ đồ sộ và phức tạp trong ngân hàng.
Không chỉ riêng các ngân hàng đã nắm rõ được những thách thức và cơ hội mà chuyển đổi số mang lại, nhiều công ty tài chính công nghệ lớn trên thế giới cũng đang có chiến lược khôn ngoan để thâm nhập và bứt phá tại thị trường Việt Nam. Thông qua quá trình xây dựng cách thức cung cấp dịch vụ trực tuyến, vận hành thông minh trên nền tảng công nghệ hiện đại, lấy khách hàng làm trung tâm, mang lại trải nghiệm vượt trội cho khách hàng, chính là cách mà nhiều công ty tài chính hướng đến để chiếm ưu thế trên thị trường.
Chính vì vậy, không quá ngạc nhiên khi TOSS – fintech tỷ USD duy nhất của Hàn Quốc, TOP 10 kỳ lân công nghệ trên thế giới – đã triển khai hệ thống Smart eKYC trong hệ sinh thái SMART DIGITAL BANK, với tham vọng tăng trưởng vượt bậc tại thị trường Việt Nam.
Nhờ đầu tư vào công nghệ để nhanh chóng chuyển đổi số, nhiều ngân hàng và các công ty fintech không chỉ duy trì sự ổn định trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp, mà còn cho thấy sự phát triển mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội mới trong tương lai.
Thành lập từ năm 2003, Hyperlogy là đơn vị uy tín trong việc triển khai thành công nhiều dự án quan trọng cho các ngân hàng, các tổ chức tài chính lớn tại Việt Nam. Một số dự án tiêu biểu:
♦ Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank)
♦ Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK)
♦ Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank)
♦ Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
♦ Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)
♦ Ngân hàng TMCP Phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh (HDBank)
♦ Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB)
♦ Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (Viet Dragon Securities)
♦ Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng (PHS)
♦ Viva Republica (Toss)