Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng trải nghiệm Smart Citizen của Hyperlogy trong Hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử 2019 tại Huế

Sẽ sớm công bố Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0 là thông tin được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đưa ra tại hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử năm 2019, diễn ra vào ngày 26/07 vừa qua tại thành phố Huế.

Sự kiện còn có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Truyền thông và Thông tin Nguyễn Thành Hưng cùng hàng trăm lãnh đạo cấp cao đến từ khối chính phủ và khối doanh nghiệp—những người trực tiếp xây dựng chính sách, quy hoạch lộ trình phát triển chính phủ điện tử và đô thị thông minh, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn trực tiếp xây dựng, điều hành hạ tầng chính phủ điện tử, đô thị thông minh, những người đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của chính phủ điện tử và đô thị thông minh tại Việt Nam.

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủMai Tiến Dũng nhấn mạnh mục tiêu xây dựng CPĐT theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đó là phục vụ người dân, doanh nghiệp; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ; Sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp chính là thước đo kết quả hoạt động của Chính phủ và các cơ quan thuộc Chính phủ.

một trong những đơn vị tham gia Hội thảo lần này, hướng tới phục vụ nền hành chính công điện tử, Hyperlogy đã giới thiệu hệ sinh thái SMART DIGITAL GOVERNMENT với chuỗi 7 giải pháp:

  1. Smart Citizen – Giải pháp nhận diện công dân điện tử: Định danh sớm công dân qua QRcode, CCCD, Nhận diện khuôn mặt và vân tay.
  2. Smart Queue – Giải pháp phân luồng phục vụ: Phân luồng phục vụ xử lý nhanh khi công dân chuẩn bị hồ sơ online, giảm tải cho bộ phận tiếp nhận xử lý hồ sơ khi công dân tới Trung tâm hành chính công làm việc.
  3. Smart Rating – Giải pháp đánh giá nâng cao chất lượng dịch vụ: Hệ thống đo lường giám sát và đánh giá chất lượng dịch vụ thông qua phản hồi tức thời từ công dân. Bằng công nghệ, Hyperlogy đưa ra nhiều hình thức đánh giá cho công dân để thuận tiện hơn và thu thập được nhiều ý kiến nhất.
  4. Smart Integration – Giải pháp liên thông hệ thống ĐKKD Quốc Gia: Giải pháp giúp liên thông hệ thống tiếp nhận một cửa ở địa phương với hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia, giúp cán bộ tiếp nhận không phải nhập thông tin trên nhiều hệ thống.
  5. Smart eDOC – Giải pháp số hóa tài liệu: Ứng dụng công nghệ Robotic trong việc ghi nhận và mô phỏng tự động thực hiện các tác vụ số hóa tài liệu, index dữ liệu để sẵn sàng cho việc lưu trữ và truy xuất khi cần một cách nhanh chóng.
  6. Smart Self-Service – Giải pháp công dân tự phục vụ:  Thiết bị Self-Servie đặt tại Trung tâm hành chính công giúp người dân tự nhập thông tin vào biểu mẫu hệ thống, hệ thống tự động liên thông với hệ thống chuyên ngành giúp người dân và cán bộ tiếp nhận tiết kiệm thời gian giao dịch.
  7. Smart gOnline – Giải pháp đăng ký dịch vụ trực tuyến: Hỗ trợ công dân có thể đăng ký dịch vụ và đặt lịch hẹn qua kênh online trước khi đến trực tiếp Bộ phận một cửa.

Trong phiên sự kiện buổi sáng, Hyperlogy đã hân hạnh được tiếp đón Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Thứ trưởng Bộ Truyền thông và Thông tin Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế – Ông Phan Ngọc Thọ cùng rất nhiều vị quan chức khác.

Một trong những điều thu hút quý vị quan khách đến với gian triển lãm của Hyperlogy chính là Kiosk Smart eGOV. Họ được trải nghiệm thực tế quy trình công dân đến bộ phận một cửa chỉ cần quét CCCD, thông tin được tự động bóc tách và đẩy vào biểu mẫu điện tử. Hệ thống sẽ hỗ trợ nhận biết công dân điện tử và phân luồng phục. Ngoài ra, khách mời cũng được trải nghiệm hệ thống đánh giá chất lượng phục vụ.

Ông Chu Xuân Vinh – Chủ tịch HĐQT Hyperlogy cho biết, sản phẩm được Hyperlogy xây dựng và phát triển với mong muốn Nâng cao trải nghiệm và Chất lượng phục vụ công dân, Giảm tải thời xử lý hồ sơ – Tăng hiệu suất làm việc của công chức, Minh bạch thủ tục hành chính, đặc biệt, có thể liên thông hệ thống dịch vụ công.