Xây dựng Công dân điện tử – Khâu then chốt trong tiến trình triển khai Chính phủ điện tử

Chính phủ đã có Nghị quyết đầu tiên tập trung về Chính phủ điện tử từ năm 2015 nhằm “Đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên Hợp Quốc. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng”. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có những chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Sự cần thiết của xây dựng “công dân điện tử”

“Chính quyền điện tử” là chính quyền ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.

Mục tiêu của “Chính quyền điện tử” là làm tăng hiệu quả làm việc của các cơ quan chính quyền, tăng tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan chính quyền. Người dân, doanh nghiệp được các cơ quan chính quyền cung cấp thông tin, cung cấp dịch vụ nhanh hơn, thuận tiện hơn bằng việc cung cấp thông tin, dịch vụ trực tuyến. Người dân trở thành trung tâm trong quá trình các cơ quan chính quyền cung cấp thông tin và dịch vụ.

Để tiếp nhận được thông tin, dịch vụ công thông qua môi trường mạng đòi hỏi mỗi người dân cần có những phương tiện, thiết bị hiện đại kết nối Internet như: Điện thoại thông minh, máy tính, Ipad và cả thói quen, kỹ năng sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Điều này có nghĩa, cần tạo ra sự tương tác giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp qua môi trường mạng bằng các phương tiện, thiết bị hiện đại.

Tỉnh Thừa Thiên Huế Ứng dụng Nhận diện khuôn mặt trong dự án “Chuẩn hoá thông tin cơ sở dữ liệu người dùng Dịch vụ công trực tuyến”

Hiện nay, nhiều cơ quan nhà nước tại các địa phương trên cả nước đang nỗ lực tăng cường áp dụng công nghệ trong công tác cải cách thủ tục hành chính, giúp người dân tiếp cận dịch vụ công trực tuyến, dần tạo dựng công dân điện tử song song với chính quyền điện tử.

Ứng dụng công nghệ xây dựng mô hình dịch vụ công trực tuyến song song với chính quyền điện tử

Một khi đã quen với mô hình này, người dân sẽ rất thuận lợi trong việc giao dịch với các sở ban ngành, tiết kiệm được đáng kể thời gian và chi phí đi lại vì họ có thể nộp hồ sơ cho cơ quan chức năng thông qua những thiết bị được kết nối với Internet ngay ở nhà hoặc tại văn phòng. Việc gửi hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến giúp tổ chức, cá nhân có thể giao dịch 24/24 giờ trong ngày, tại bất cứ đâu có kết nối internet.

Có thể nói việc ứng dụng công dân điện tử, dịch vụ công trực tuyến được xem là khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình cải cách hành chính và triển khai Chính phủ điện tử.

Xây dựng Công dân điện tử – Khâu then chốt trong tiến trình triển khai Chính phủ điện tử

Quý vị có thể tham khảo thông tin về một số Nghị định, Thông tư, Nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin – Truyền thông về Quy định về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến, dưới đây:

– Nghị định số 43/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/6/2011 về Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
Thông tư số 32/2017/TT-BTTT của Bộ Thông tin – Truyền thông ngày 01/6/2017 về Quy định về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm khả năng và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
– Quyết định số 877/QĐ-TTg 2018 ngày 18/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 để các Bộ, ngành, địa phương thực hiện trong các năm 2018-2019.

Đồng hành cùng Chính phủ trong tiến trình triển khai Chính phủ điện tử, giải pháp Smart Citizen – Nhận diện công dân điện tử – được Hyperlogy xây dựng và phát triển với mong muốn nâng cao trải nghiệm và chất lượng phục vụ công dân, giảm tải thời xử lý hồ sơ, tăng hiệu suất làm việc của công chức, minh bạch thủ tục hành chính, đặc biệt, có thể liên thông hệ thống dịch vụ công.Ứng dụng Smart Citizen, thay vì định danh công dân bằng gặp mặt trực tiếp, qua đối chiếu chứng từ giấy khá phiền phức, các cơ quan nhà nước có thể thực hiện định danh công dân bằng phương thức điện tử ngay khi khách hàng đến phòng tiếp công dân nhờ sự hỗ trợ của các công nghệ tân tiến như kiểm tra, đối chiếu thông tin cá nhân tức thời với cơ sở dữ liệu tập trung về danh tính công dân. Cụ thể:
– Định danh sớm công dân thông qua QR Code, CMND, xác thực khuôn mặt và vân tay.
– Tích hợp với giải pháp SMART QUEUE: phân luồng công dân theo từng nghiệp vụ và theo nhóm công dân;
– Thông tin trên CMND sẽ được bóc tách (Chữ, ảnh, vân tay) và tự động điền trên các biểu mẫu điện tử.