Phòng ngừa thảm họa liên quan đến hệ thống CNTT – Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”

Sự cố Data Center của VNG 23/09 – Hồi chuông cảnh báo với các tổ chức, doanh nghiệp chưa trang bị Giải pháp phòng ngừa thảm hạa cho hệ thống CNTT của mình.

Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT đang là đòn bẩy cho sự lớn mạnh của các tổ chức, doanh nghiệp. Và khi quy mô phát triển càng lớn rộng, nguồn thông tin, dữ liệu trong doanh nghiệp càng gia tăng. Do đó, công tác lưu trữ và bảo vệ nguồn tài sản này trở thành một trong những tiêu chí quan trọng bậc nhất trong quá trình điều hành và quản lý doanh nghiệp.

Sở dĩ, các tổ chức, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các giải pháp phòng ngừa và phục hồi dữ liệu là bởi, theo thống kê, sự cố gián đoạn và thảm họa mà hệ thống CNTT của chúng ta có thể gặp phải xuất phát từ một số nguyên nhân như: thảm họa tự nhiên (10%): động đất, lũ lụt, sét…; do cháy nổ (26%); từ các thao tác cập nhật, lỗi ứng dụng của con người trong vận hành (60% – 70%).

Khi thảm họa hoặc sự cố liên quan đến hệ thống CNTT xảy ra, mối lo ngại lớn nhất của các doanh nghiệp là việc mất dữ liệu, tốn thời gian để phục hồi, đặc biệt là đối với các ứng dụng quan trọng, đe dọa đến tính ổn định, an toàn và bền vững của hệ thống.

Theo một kết quả thống kê khác, hơn 90% trường hợp các công ty gặp thảm hoạ bị mất dữ liệu hơn 10 ngày không thể phục hồi và phá sản trong vòng một năm sau đó. Với mỗi giờ down-time, doanh nghiệp lớn trên thế giới tốn một khoản phí trung bình 84.000 USD để khắc phục, cũng như các tổn thất khác cho hoạt động kinh doanh liên tục của doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

Sự cố Data Center của VNG xảy ra ngày 23/9 vừa qua là một minh chứng. Hàng loạt báo điện tử sử dụng hệ thống quản lý nội dung (CMS) ePi đặt tại trung tâm dữ liệu VinaData của VNG đã không truy cập được từ 11h đến 14h30 ngày 23/9. Không chỉ ảnh hưởng tới hàng loạt báo, sự cố trung tâm dữ liệu VinaData còn làm tê liệt các dịch vụ của VNG như trang nghe nhạc trực tuyến Zing Mp3, ứng dụng nhắn tin và gọi điện Zalo, cổng thanh toán điện tử Zalo Pay cùng các trò chơi trực tuyến do VNG phát hành. Trong đó, Zalo và Zalo Pay bị lỗi trong hàng chục giờ.

Plo.vn và Infonet.vn là hai trong nhiều báo bị ảnh hưởng bởi sự cố Data Center của VNG ngày 23/9. Nguồn ảnh: sohoa.vnexpress.net

Theo trang sohoa của vnexpress: “Đánh giá về lý do mà VNG đưa ra là Data Center gặp sự cố do mất điện ở Công viên phần mềm Quang Trung (TP HCM), Tổng biên tập báo Pháp luật TP HCM cho rằng điều này thể hiện sự thiếu kỹ lưỡng của VinaData trong việc lên phương án dự phòng. “Công ty Điện lực An Phú Đông (thuộc Tổng công ty Điện lực TP HCM) đã thông báo về việc cắt điện trước nhiều ngày, nên đó hoàn toàn không phải là sự cố bất ngờ”, ông Phước nói.”

Sự việc trên là hồi chuông cảnh báo đối với mọi tổ chức doanh nghiệp, việc chuẩn bị cho việc duy trì tính liên tục của hệ thống sản xuất kinh doanh và hệ thống phòng ngừa thảm họa cần phải được thực hiện cực kỳ nghiêm túc với mục đích đảm bảo tổn thất tối thiểu trong các tình huống có biến cố.

Về phía Hyperlogy, giải pháp phòng ngừa thảm họa cho Cơ sở Dữ liệu luôn được chúng tôi đề cao. Đây cũng là một trong số 5 nguyên tắc đảm bảo an ninh an toàn thông tin mà Hyperlogy luôn khuyến khích khách hàng của mình tuân theo.

Từ những năm 2005, Hyperlogy đã từng tham gia hỗ trợ khách hàng trong các trường hợp sự cố xảy ra, giúp phục hồi thảm họa.

Hyperlogy cũng trực tiếp xây dựng và triển khai giải pháp phòng ngừa thảm họa cho một số tổ chức, doanh nghiệp có khối lượng dữ liệu lớn như Trung tâm Tính cước và Thanh khoản thuộc Công ty thông tin di động (Mobifone), Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện – PTI, Ngân hàng BIDV – nơi mà các giao dịch của khách hàng cần phải đảm bảo tính đúng đắn, toàn vẹn và an toàn cao…

Cho đến nay, hệ thống dự phòng đã không chỉ phục vụ nhu cầu dự phòng mà còn giúp giảm tải cho hệ thống chính và phục vụ nhu cầu khai thác dữ liệu tại địa điểm dự phòng.