Phòng ngừa thảm họa cho ứng dụng: Doanh nghiệp bạn đã chuẩn bị những gì?

Giả sử một ngày nào đó CIO đặt cho bạn 1 câu hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta gặp phải một tham họa không lường trước được vào ngày mai? Bạn có tự tin để đảm bảo người dùng của chúng ta không bị gián đoạn và những ứng dụng có thể sẵn sàng để phục hồi trên các bản sao dự phòng?”.

Lưu ý rằng đây là một câu hỏi liên quan tới ứng dụng, CIO không hỏi bạn về việc khôi phục máy chủ hoặc máy ảo hiện có, đích của câu hỏi là việc khôi phục các ứng dụng thành công. Do đó, khi triển khai hệ thống phòng ngừa thảm họa, các chuyên gia cần đưa ra những kế hoạch không chỉ khởi động hoặc khôi phục các máy chủ hoặc máy ảo dự phòng mà còn phải đảm các ứng dụng được kết nối lại với nhau.

Muốn xây dựng được kế hoạch phòng ngừa thảm họa liên quan đến các ứng dụng đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh, chúng ta cần hiểu rõ ứng dụng cấu thành:

  • Một ứng dụng điển hình có kiến trúc phần tầng theo nhiều lớp logic và vật lý khác nhau, mỗi lớp đó có thể bao gồm hoặc không bao gồm các máy chủ/máy ảo tương ứng;
  • Các tầng ứng dụng này đảm bảo việc truy xuất và ghi dữ liệu một cách có thứ tự để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu;
  • Ứng dụng cũng có thể yêu cầu các máy chủ/máy ảo tương ứng với các tầng khởi động theo một trình tự cụ thể để đảm bảo hoạt động đúng;
  • Ngoài ra mỗi tầng có thể có 2 hoặc nhiều máy ảo dự phòng để đảm bảo cân bằng tải;
  • Ứng dụng có thể có các địa chỉ IP khác nhau, sử dụng DHCP hoặc cấu hình địa chỉ IP tính;
  • Rất ít máy chủ/máy ảo có thể cấu hình IP công cộng hoặc định tuyến DNS để truy cập internet của người dùng cuối;
  • Rất ít máy chủ/máy ảo có thể cấu hình các cổng cụ thể để mở hoặc có các ràng buộc liên quan tới chứng chỉ bảo mật;
  • Ứng dụng có thể dựa vào Active Directory để thực hiện xác thực người dùng.

Để khôi phục các ứng dụng trong trường hợp xảy ra thảm họa, chúng ta cần một giải pháp tạo điều kiện cho tất cả những điều nêu trên, mang đến sự linh hoạt để có thể thực hiện nhiều tùy chỉnh liên quan tới ứng dụng khi chuyển đổi dự phòng.

Vì vậy, việc sử dụng các biện pháp sao lưu dữ liệu đối với ứng dụng truyền thống là chưa đủ, cần có những thay đổi về mặt kiến trúc thiết kế phần mềm để sẵn sàng cho kế hoạch phòng ngừa thảm họa đối với ứng dụng. Phòng ngừa thảm họa cho ứng dụng là một phần trong hệ thống phòng ngừa thảm họa tổng thể, bao gồm phòng ngừa hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng, cơ sở dữ liệu.