Containerization – Công nghệ Ảo hóa/Tự động hóa trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0

Containerization là giải pháp ảo hoá, tự động hóa thế hệ mới kế tiếp sau Hypervisor Virtualization, được các hãng công nghệ hàng đầu thế giới như Google, Facebook, Amazon áp dụng rộng rãi, đem lại hiệu quả đột phá với các ưu điểm vượt trội về tốc độ triển khai, khả năng mở rộng, tính an toàn và trải nghiệm người dùng.

Giải pháp ảo hoá 4.0 do Hyperlogy cung cấp được xây dựng trên nền tảng công nghệ containerization phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, bao gồm: Ansible – system automation tool, Docker – container engine và Kubernetes – container orchestration.

CONTAINERIZATION – CÔNG NGHỆ ẢO HOÁ THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

1. Ansible

Là công nghệ tự động hoá cho hệ thống công nghệ thông tin cho phép tự động triển khai, cài đặt, cấu hình toàn bộ hệ thống máy chủ, dịch vụ chỉ bằng một câu lệnh:

Giảm 99% thời gian làm việc của quản trị hệ thống trong quá trình xây dựng, cấu hình.

Giảm 90% thời gian xây dựng lại toàn bộ hệ thống trong trường hợp xảy ra lỗi, thảm hoạ. Là giải pháp hiệu quả cho các tổ chức chưa có điều kiện triển khai trung tâm dữ liệu dự phòng.

Tự động triển khai theo kịch bản định trước giúp xoá bỏ hoàn toàn các lỗi do con người trong quá trình xây dựng hệ thống.

2. Docker

Là phần mềm chạy container số một thế giới hiện nay, được lựa chọn làm thành phần lõi cho hầu như tất cả sản phẩm containerization nổi tiếng:

Thời gian trung bình tạo ra một container với hệ điều hành riêng biệt là 2 giây thay vì với 10 phút cho một máy ảo như công nghệ ảo hoá truyền thống.

Tiết kiệm chi phí đầu tư phần cứng với khả năng chia sẻ và tối ưu hiệu năng, lưu trữ. Một nhóm 5 container chạy chia tải, dự phòng thông thường chỉ chiếm khoảng 200MB so với 10GB cho nhóm 5 máy ảo có chức năng, hiệu năng tương đương. Trên thế giới, các hãng công nghệ thường chạy hàng trăm, thậm chí hàng nghìn container trên một máy chủ vật lý.

Hoàn toàn có khả năng kết hợp với hệ thống ảo hoá sẵn có như Vmware, HyperV, Openstack để tạo ra một hệ thống rộng lớn và hoàn chỉnh. Thực tế rất nhiều giải pháp điện toán đám mây lớn như Google cloud, Amazon Web Services, Microsoft Azure là sự kết hợp của ảo hoá hypervisor và containerization.

3. Kubernetes

Container orchestration được hiểu như một hệ quản lý các container trong hệ thống, chịu trách nhiệm sắp xếp, tạo, xoá kết nối để đảm bảo hiệu năng, sự ổn định cũng như xử lý lỗi hệ thống nếu có.

Kubernetes – hệ thống container orchestration do Google phát triển đang là giải pháp đứng đầu và sử dụng rộng rãi nhất trên thị trường.

– Khả năng dự phòng đảm bảo tính liên tục của dịch vụ khi xảy ra lỗi phần cứng.

Tự động tạo thêm hoặc xoá đi các container chạy song hành, phân tải theo tải của hệ thống và mức độ sử dụng của người dùng, luôn đảm bảo năng lực đáp ứng của ứng dụng ở mức tốt nhất.

– Việc nâng cấp phiên bản cho các ứng dụng hoàn toàn trong suốt với người dùng, trong trường hợp phiên bản mới xuất hiện lỗi, có thể phục hồi lại các phiên bản cũ trong 1 phút.

– Toàn bộ tính năng được thực hiện bởi Kubernetes, hoạt động ngay cả khi các ứng dụng nguyên bản không hỗ trợ những cơ chế cao cấp trên.